Tiết lộ “bí ẩn” vì sao cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài
Cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài hay còn gọi là đau bụng đi ngoài sau khi ăn là một trong những biểu hiện rất phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Đó có thể là hiện tượng bình thường hoặc do dị ứng với thức ăn nào đó, nhưng cũng có trường hợp đi ngoài xảy ra bất cứ lúc nào sau khi ăn kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi. Vậy nên, để biết cụ thể tình trạng này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Giải mã hiện tượng cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài
Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người rơi vào tình cảnh này, khi mà cứ ăn xong lại cảm thấy đau bụng và muốn đi ngoài. Điều đó sẽ khiến nhiều người lo lắng, không biết đây có phải là hiện tượng bình thường hay là do đang mắc phải bệnh gì đó?
Là hiện tượng bình thường
Đây có thể là một hiện tượng hoàn toàn bình thưởng, bởi trên thực tế, hệ tiêu hóa sau khi được đưa thức ăn vào sẽ dồn máu để tiêu hóa thức ăn, nhu động ruột cũng bắt đầu hoạt động, đại tràng co bóp để đẩy lượng thức ăn còn lại trong đường ruột ra ngoài, lấy chỗ cho hoạt động tiêu hóa tiếp theo, chính vì vậy mà xuất hiện cảm giác muốn đi ngoài là đương nhiên.
Với những người có tình trạng cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài sẽ tạo thành thói quen, nhưng phân vẫn bình thường và không bị đi ngoài quá 2 lần sau khi ăn trong ngày thì sẽ không có gì đáng lo ngại, bởi đây là hoạt động bình thường của cơ thể.
Là dấu hiệu bất bình thường do bệnh lý
Với những trường hợp có số lần đi ngoài nhiều hơn hai lần, phân thường không thành khuân và giống như bị tiêu chảy, kèm theo các cảm giác như khó chịu vùng bụng sau khi ăn, mót đi ngoài, đi ngoài xong sẽ thấy bụng dễ chịu… đó có thể là triệu chứng cảnh báo về bệnh lý đường ruột, đó có thể chính là hội chứng ruột kích thích, mà nó sẽ khiến người bệnh cứ ăn xong bị đau bụng đi ngoài, mót đi ngoài nhiều lần, dễ đi phân sống do nhu động ruột hoạt động mạnh gấp 3 lần bình thường, khiến lượng thức ăn được đưa vào chưa lâu đã bị đẩy ra ngoài, cơ thể sẽ không hấp thụ được nhiều.
Cứ ăn xong bị đau bụng đi ngoài phải làm sao
Khi bị đau bụng đi ngoài sau khi ăn, nếu ít hơn 2 lần và cơ thể vẫn bình thường sẽ không cần lo lắng và không phải điều trị gì. Nhưng với trường hợp bị hội chứng ruột kích thích gây ra hiện tượng cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài, đi phân sống cần kịp thời phát hiện, khắc phục và điều trị.
Để khắc phục tình trạng này, có thể thực hiện những điều sau:
- Nên ăn các loại thức ăn có nhiệt lượng cao, giàu protein và ít lipid
- Nên chọn những thực phẩm và rau xanh ít bã để tiêu hóa dễ hơn
- Thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, khoai lang, cơm… sẽ giảm cảm giác đau bụng và đi ngoài rất tốt
- Nên hạn chế ăn rau sống, rau hẹ, giá đỗ hay rau chân vịt… vì chúng sẽ khiến tình trạng cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài thêm trầm trọng hơn
- Tránh xa các loại gia vị cay nóng, nhưng món sinh hơi bởi chúng sẽ làm cho hoạt động co bóp của ruột tăng lên, bạn sẽ càng bị đau bụng đi ngoài nhiều hơn.
Một số cách giảm đau bụng đi ngoài
Như trên là một số cách khắc phục khi cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài. Dưới đây bạn có thể tham khảo thêm một số cách để giảm đau bụng và đi ngoài khá hiệu quả:
- Cho 1 muống mật ong hòa với 1 ly nước ấm và uống trước mỗi bữa ăn khoảng 1 giờ
- Cho vào lát gừng tươi pha với nước ấm, hoặc pha nước trà chanh hay trà hoa cúc để uống sau khi ăn cũng sẽ giúp thư giãn, nghỉ ngơi và hệ tiêu hóa co bóp thức ăn tốt hơn.
- Dùng 20g gừng tươi thái lát, 20g vỏ quất hoặc vỏ quýt cho vào nồi đun lấy nước uống liên tục trong vài ngày sẽ có công dụng hiệu quả đối với chứng đau bụng đi ngoài, loại bỏ tình trạng cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài rất tốt.