Bệnh dài đại tràng ở trẻ nhỏ đừng để chữa dễ thành khó
Nhiều bậc phụ huynh thấy con mình bị táo bón nhiều, đưa đi khám thì được chẩn đoán mắc bệnh dài đại tràng nên rất lo lắng. Không biết bệnh này có nguy hiểm không, làm thế nào để nhận biết dài đại tràng sớm nhất và điều trị bệnh thế nào cho hiệu quả, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Tại sao xuất hiện chứng dài đại tràng?
Dài đại tràng xuất hiện do 2 nguyên nhân chính: sự bất thường bẩm sinh ở đại tràng như sinh ra đã bị phình, dài đại tràng (chiếm chưa đầy 10%) số hơn 90% còn lại là do táo bón lâu ngày khiến đại tràng bị giãn nở, dài ra. Nguyên nhân thứ 2 này chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa được.
Dài đại tràng ở trẻ nhỏ
Với các bé, táo bón chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, ít được thay đổi thực đơn, các bé lại lười ăn rau nên nếu cha mẹ không khéo léo lồng ghép vào thực đơn, khuyến khích bé ăn thì táo bón rất dễ xảy ra.
Một số thói quen khi đi vệ sinh cũng có thể khiến bé bị táo bón như mải chơi, không đủ kiên nhẫn ngồi lâu trên bồn cầu, thường xuyên nhịn vệ sinh do nhà vệ sinh ở trường quá bẩn… Khi đã xuất hiện táo bón rồi đại tiện sẽ rất đau khiến các bé càng không muốn đi và cố nhịn dẫn đến bệnh thêm nghiêm trọng.
=>> Phát hiện sớm căn bệnh viêm đại tràng nhờ vào những triệu chứng sau đây
Dài đại tràng chưa chắc đã là “bệnh”
Ở người bình thường, chiều dài của đại tràng ở vào khoảng từ 135 đến 150cm tuy nhiên ở 1 số người con số này có thể cao hơn. Nếu tình trạng này khiến người bệnh bị nghẹt ruột hay xoắn ruột gây đau thượng vị dữ dội thì dài đại tràng mới được coi là bệnh và cần phải can thiệp y tế.
Ngăn ngừa táo bón là cách tốt nhất giúp bé phòng tránh bệnh dài đại tràng
Táo bón có thể là 1 dấu hiệu nhận biết dài đại tràng nhưng nếu để khẳng định chính xác chỉ có cách chụp Xquang đại tràng có cản quang. Thông thường với nguyên nhân táo bón dẫn đến dài đại tràng cha mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều đồ mát, nhuận tràng và nhắc bé thường xuyên uống nước tình trạng này sẽ được cả thiện rất nhiều. Nếu các bé lười ăn rau mẹ nên chế biến các loại củ quả thành hình thù ngộ nghĩnh và đổi món liên tục để kích thích thị giác của bé.
Dài đại tràng có thể không phát tác thành bệnh ngay nhưng nếu không điều chỉnh kịp thời chúng sẽ là nguồn gốc hình thành bệnh nặng khi trẻ lớn lên. Anh Thanh Tùng (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Hồi học lớp 5 tôi có bị phình dài đại tràng do táo bón kéo dài, mẹ tôi nói đã điều chỉnh lối sống nên bệnh đã khỏi, cứ tưởng vậy là xong ai ngờ năm nay 28 tuổi rồi bệnh lại tái phát do uống nhiều bia rượu, bây giờ ngày nào cũng phải dùng thuốc thụt tháo nếu không cả tuần cũng không đi ngoài được.
nếu không được điều trị dứt điểm khi còn nhỏ bệnh dài đại tràng sẽ làm phiền bạn rất nhiều khi trưởng thành
Chỉ 3 ngày không thụt là dùng tay có thể sờ thấy cục cứng ở 2 bên ngang rốn, chắc là phân dồn ở đại tràng. Tôi đang tìm hiểu các phương pháp phẫu thuật để chữa dứt điểm bệnh chứ thế này thì khổ lắm. Với hai đứa nhỏ bây giờ, vợ chồng tôi luôn quan tâm sát sao đến chế độ ăn của bé, không thể để chúng bị mắc phải căn bệnh khổ sở này như bố được”.
Như vậy, bệnh dài đại tràng có thể ngăn ngừa ngay từ đầu bằng cách tránh để cơ thể bị táo bón, đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”, bệnh vốn dĩ có thể điều trị dễ dàng nhưng cuối cùng lại hao tổn mất nhiều tiền bạc, công sức.
=>> 7 loại thuốc chữa bệnh viêm đại tràng được nhiều người LỰA CHỌN