Bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không
Kiết lỵ được biết tới là một hiện tượng mà ruột già bị nhiễm trùng do vi khuẩn Shigella hoặc Entamoeba histyca tấn công. Đa phần những mầm bệnh này không hề có triệu chứng cụ thể mà chỉ khiến người bệnh bị tiêu chảy nhẹ liên tục trong một thời gian dài. Vậy bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không? Hãy cùng đi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
Thực chất, bệnh kiết lỵ chính là một dạng khác của táo bón nhưng đặc biệt hơn. Nó khiến cho người bệnh bị đại tiện rối loạn, đồng thời xuất hiện các cơ đau. Thủ phạm chính gây ra bệnh là do trực tràng và đại tràng đang bị tổn thương.
Triệu chứng bệnh kiết lỵ
Mót rặn và đau
Bệnh nhân bị kiết lỵ thường xuất hiện một số những triệu chứng như mót rặn, đau quặn bụng dọc theo khung đại tràng, đại biệt là ở trực tràng, sich ma, vùng đại tràng, kèm với đó là phản xạ như đau buốt ở hậu môn và bắt buộc phải đi đại tiện ngay lập tức. Số lần đi đại tiện ngày càng nhiều, mót rặn và đau sẽ hết khi đi đại tiện xong.
Phân lỏng
Lúc này đi đại tiện phân ở dạng lỏng, xuất hiện máu hoặc nhày trong phân. Số lần đi đại tiện trung bình sẽ khoảng từ 5 đến 10 lần/ ngày.
Những triệu chứng khác
Tùy thuộc vào thủ phạm gây ra bệnh mà người bệnh còn có các triệu chứng khác như sốt nhẹ, bán tắc ruột, sôi bụng, nôn.
Bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không?
Với câu hỏi bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không? Thì các chuyên gia đã nhận định, nếu như người bệnh không được điều trị kịp thời thì nó sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm chẳng hạn như:
- Xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm ruột thừa, viêm loét đại tràng sau lỵ, thủng ruột, viêm ruột thừa.
- Ruột bị rối loạn chức năng vận động, sa hậu môn, bệnh trĩ, viêm đại tràng
- Người bị kiết lỵ sẽ gặp phải một số những biến chứng như mất muối, mất nước. Bên cạnh đó, còn gây ra hiện tượng trụy mạch, thậm chí là tử vong nếu như không được tiến hành bù nước.
- Với trẻ nhỏ bị kiết lỵ nếu như cố gắng rặn khi đi đại tiện có thể khiến cơ thể mất đi nhiều chất dinh dưỡng, sa hậu môn dễ dẫn tới viêm đa dây thần kinh.
- Sau khi bị kiết lỵ, trẻ có thể bị hội chứng viêm khớp gây ra teo cơ hoặc viêm niệu đạo kết mạc tại mắt.
Con đường lây truyền của bệnh kiết lỵ
Đây là căn bệnh có thể lây truyền thông qua những hình thức khác nhau chẳng hạn như:
- Nước uống, thực phẩm
- Những mầm bệnh từ thú nuôi trong nhà như mèo, chó
- Trung gian gây bệnh như ruồi
- Chân tay vệ sinh không sạch sẽ
- Sinh hoạt tình dục không an toàn
Điều trị bệnh kiết lỵ như thế nào?
Khi có triệu chứng bệnh kiết lỵ, nhất là với đối tượng là trẻ em thì các bậc phụ huynh cần phải đưa trẻ tới bệnh viện để tiến hành khám và điều trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng một số loại thuốc như iodoquinol, metronidazole giúp chống kí sinh
Với bệnh nhân bị kiết lỵ do trực khuẩn thì sẽ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như azithromycin, levofloxacin, ofloxacin. Ngoài ra các bậc phụ huynh cũng cần chú ý tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho bé dùng mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Cùng với những thông tin bệnh kiết lị nguy hiểm không mà chúng tôi vừa trình bày ở trên, hy vọng bạn đã có cho mình những kiến thức để phòng và điều trị bệnh hiệu quả.