Bác sĩ lý giải bệnh kiết lỵ nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất
Chào bác sĩ! Tôi là Minh Sơn, 30 tuổi ở Hà Nội, thời gian gần đây tôi thường bị đau bụng, đi ngoài nhiều, phân có lẫn máu. Tôi đã đi khám và được biết mình bị bệnh kiết lỵ, bác sĩ cũng đã cho tôi đơn thuốc và dặn qua một số chú ý về chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên tôi vẫn cảm thấy lo lắng nên nhờ bác sĩ tư vấn thêm cho tôi cụ thể về chế độ dinh dưỡng của người bệnh kiết lỵ nên ăn gì và nên kiêng gì là tốt nhất? Tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
Xin chào bạn Minh Sơn! Cảm ơn vì bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục. Để giải đáp vấn đề của bạn và cũng là vấn đề chung của rất nhiều người hiện nay đang mắc bệnh đường ruột này, chúng tôi xin phép được trình bày cụ thể như sau:
Bệnh kiết lỵ nên ăn gì và không nên ăn gì?
Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm vi khuẩn đường ruột và chủ yếu là đại tràng, do hai dạng vi khuẩn chủ yếu là Entamoeba histolyca và Shigella gây ra. Bệnh có thể gặp phải ở bất cứ ai nhưng nghiêm trọng nhất là trẻ nhỏ, tuy vậy, là người trưởng thành thì cũng khó tránh khỏi nếu tiếp xúc với mầm bệnh. Các biểu hiện của bệnh thường là đau bụng, đi ngoài phân lẫn máu và dịch nhầy, rất mót đi ngoài và kèm theo triệu chứng sốt, sợ lạnh…
Khi mắc bệnh ban đầu thường khó nhận biết, đến khi chuyển thành lỵ tối cấp sẽ nghiêm trọng hơn mới phát hiện được rõ ràng, lúc này cần tiến hành điều trị kịp thời, nhưng ngoài ra cũng cần chú ý bệnh kiết lỵ nên ăn gì và không nên ăn gì để đảm bảo có chế độ dinh dưỡng phù hợp, như vậy sẽ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhanh chóng hơn.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh kiết lỵ
Chế độ ăn uống của các bệnh nhân đường ruột trong đó có bệnh lỵ luôn luôn là những món dễ tiêu hóa và nhiều chất xơ, nhưng cũng cần chú ý thức ăn phải mềm, loãng, để dễ tiêu và phải phải đảm bảo giàu dinh dưỡng, không có tính kích thích.
Cụ thể trong đó:
- Nhóm tinh bột nên chú ý món ăn từ các thực phẩm như gạo, bột mỳ, đại mạch, hạt đậu, hạt sen… Bởi những thực phẩm này đều có tác dụng hạn chế đáng kể tình trạng kiết lỵ khi đi ngoài nhiều.
- Nên bổ sung nhiều món từ rau củ, quả tươi hoặc có thể ép lấy nước uống
- Nên bổ sung các món có tỏi, ngó sen, lá chè xanh, lá ổi… bởi chúng có tác dụng diệt khuẩn, chữa lỵ hiệu quả.
- Ngoài ra, có thể ăn một số loại thảo dược như lá mơ lông hay lá mơ tam thể, rau sam, gừng, ngọn bồ công anh…. Để loại bỏ chứng kiết lỵ khó chịu hiệu quả.
Điều đặc biệt khi người bệnh kiết lỵ nên ăn gì cần nhớ đó là các món nên nấu nhừ hoặc nấu loãng cho dễ ăn, nên nấu không cho dầu mỡ và nên ăn thành nhiều bữa để hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Đồng thời kết hợp uống nhiều nước như nước canh, nước trái cây, nước lọc, nước dừa… để chống mất nước tốt nhất.
Những thực phẩm người bệnh nên tránh
Như trên là những chú ý khi bị bệnh kiết lỵ nên ăn gì, ngoài những điều đó, người bệnh cũng cần chú ý kiêng khem hoặc hạn chế một số loại sau để đảm bảo bệnh không trầm trọng hơn, việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
- Nên tránh ăn những loại thực phẩm có nhiều xớ, bã như rau cần, hành tây, rau hẹ…bởi những thứ này nhiều chất xơ nhưng lại có nhiều bã khiến cho các vết loét ruột thêm nghiêm trọng, tình trạng đi ngoài nhiều hơn.
- Tránh xa các thực phẩm cay nóng như hạt tiêu, ớt…
- Tránh các loại thức uống chứa cồn và ga như rượu bia, nước có ga, nước trái cây đóng chai…
- Hạn chế tối đa các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đường như kẹo mứt, đồ chiên xào…
- Trường hợp viêm ruột nặng do kiết lỵ nên giảm bớt các thực phẩm nhiều protein như thịt, trứng, sữa, chế phẩm từ đậu… tuy nhiên chỉ là giảm bớt chứ không cần kiêng hoàn toàn.
Trên đây là những chú ý về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh kiết lỵ nên ăn gì và không nên ăn gì. Hy vọng bạn đã có thông tin cần thiết và sẽ có chế độ ăn uống hợp lý để mau chóng lành bệnh.