Thủ phạm gây bệnh lồng ruột và cách điều trị 90% khỏi
Bệnh lồng ruột là một căn bệnh cực kỳ phổ biến và thường mắc ở đối tượng là trẻ nhỏ. Căn bệnh này không hề hiếm gặp, ở một số liệu thống kê không đầy đủ ước tính có khoảng 3 – 5 trẻ trong 1000 trẻ bị bệnh lồng ruột. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, một vài thông tin về bệnh lồng ruột sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Bệnh lồng ruột thường gặp ở đối tượng nào?
- Trẻ em là đối tượng có khả năng mắc bệnh lồng ruột cao, nhất là những đứa trẻ trong độ tuổi từ 5 tháng tuổi – 9 tháng tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh lồng ruột ở trẻ sẽ càng giảm dần khi trẻ lớn hơn.
- Theo một thống kê cho biết rằng, tỷ lệ bé trai mắc bệnh lồng ruột sẽ cao hơn gấp 2 – 3 lần so với bé gái, chiếm khoảng 70%.
- Bệnh lồng ruột thường bùng phát vào mùa đông xuân, bởi điều kiện thời tiết lúc này là lý tưởng để bệnh phát triển.
Nguyên nhân gây bệnh lồng ruột?
Bệnh lồng ruột tức là tình trạng 1 đoạn ruột chui vào 1 đoạn ruột khác và gây ra hiện tượng tắc ruột cấp tính. Nếu bệnh không được điều trị, phát hiện muộn, có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
Có tới 90% các ca bệnh lồng ruột là không xác định được nguyên nhân chính xác. Một số trường hợp được chẩn đoán là do các khối u polyp đại tràng mà ra.
Theo các nghiên cứu cho hay, những đứa trẻ bị nhiễm loại virus rota sẽ có khả năng mắc bệnh lồng ruột cao hơn so với những đứa trẻ khác.
Dấu hiệu khi trẻ bị lồng ruột
- Bệnh lồng ruột là căn bệnh phát triển một cách đột ngột, nó sẽ không gây ra các triệu chứng âm ỉ như các bệnh khác, một khi trẻ bị mắc bệnh lồng ruột, đang chơi ngoan ngoãn vui vẻ đột nhiên trẻ sẽ khóc thét lên, quấy khóc dữ dội không thể dỗ, đồng thời khi phải chịu cơn đau do bệnh lồng ruột trẻ sẽ có xu hướng co đầu gối về phía trước ngực giống như một phản xạ tự nhiên khi người lớn bị đau bụng vậy. Các mẹ nên lưu ý đến vấn đề này.
- Cơn đau bụng sẽ ngắt quãng thành từng cơn, và càng lần đau sau sẽ càng nghiêm trọng hơn lần trước, cơn đau sau sẽ kéo dài hơn so với cơn đau trước
- Với trẻ sơ sinh, bé sẽ quấy khóc thường xuyên, nôn, buồn nôn, bỏ bú
- Sau khoảng nửa ngày phát hiện triệu chứng đầu tiên, bệnh nhân sẽ dễ bị đại tiện ra máu tươi và phân có dính chất nhày
- Bệnh càng để lâu, cơn đau bụng sẽ càng nghiêm trọng hơn, bé sẽ yếu ớt hơn, mệt mỏi hơn, có thể bị sốt, nằm li bì, không ăn không uống cũng không ngủ nghỉ
Khi con có các biểu hiện trên, các bậc phụ huynh cần chú ý và đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức phòng ngừa trường hợp xấu xảy ra. Bệnh lồng ruột là căn bệnh nguy hiểm vì vậy nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Cách điều trị căn bệnh lồng ruột
Với căn bệnh lồng ruột, phương pháp điều trị hiện tại sẽ là tháo lồng bằng hơi mà không cần phẫu thuật. Người bệnh sẽ được bơm hơi vào đại tràng thông qua đường hậu môn với mục đích làm căng hơi, phồng ruột để đẩy khối lồng về vị trí ban đầu. Nếu đưa trẻ đến kiểm tra sớm, điều trị sớm, kết quả mang lại sẽ là 90% tỷ lệ thành công.
Còn trong trường hợp bệnh nặng hơn do kéo dài không được điều trị, phương pháp thổi hơi không thành công người bệnh sẽ cần phải phẫu thuật để xử lý phần ruột bị lồng, hoặc cắt bỏ phần ruột bị hoại tử….
Bên trên là một vài thông tin quan trọng về bệnh lồng ruột mà mọi người cần nắm được. Hãy chú ý đến sức khỏe của con em mình, chữa trị kịp thời khi có biểu hiện lạ xảy ra để có thể phòng ngừa được những hậu quả xấu nhé.