Đại tràng xuất huyết : nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm đại tràng xuất huyết là bệnh lý liên quan đường tiêu hóa, thường gặp ở những người trẻ tuổi do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Bệnh gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tình trạng viêm loét, chảy máu và rối loạn chức năng ở đại tràng. Người bệnh cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời trước khi dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng.
Nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng xuất huyết
Đại tràng là bộ phận nằm ở cuối của đường tiêu hóa trong cơ thể, bao gồm các phần như manh tràng, đại tràng ngang, đại tràng góc gan, đại tràng góc lách, đại tràng phải và đại tràng sigma. Viêm đại tràng xuất huyết là bệnh khá phổ biến hiện nay và có xu hướng ngày càng gia tăng.
Nguyên nhân của bệnh hiện nay vẫn chưa được xác định một cách cụ thể, chính xác. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng nó có liên quan tới sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Ở những giai đoạn đầu, bệnh chỉ xuất hiện ở phần nhỏ của đại tràng sau đó viêm nhiễm sẽ lan dần ra toàn bộ đại tràng và cả đoạn cuối của ruột non.
Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 15-30 và 60-70 và tỷ lệ mắc ở nam và nữ là ngang bằng nhau.
Viêm đại tràng xuất huyết
Triệu chứng viêm đại tràng xuất huyết
Viêm đại tràng xuất huyết gây ra các biểu hiện như xuất huyết tiêu hóa nhiều lần trong ngày, trong phân có chất nhầy máu và tình trạng sốt và sụt cân. Với từng giai đoạn khác nhanh, người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau, thông thường chia thành 3 giai đoạn: thể nhẹ, thể trung bình và thể nặng.
Khi đại tràng xuất hiện ở giai đoạn nhẹ: Bệnh nhân có thể đi đại tiện 1 – 2 lần/ngày, trong phân có chứa máu. Với những trường hợp bị bệnh nặng hơn phải đi đại tiện lên đến 4 lần/ngày với những dấu hiệu ban đầu là tình trạng đau quặn bụng, có chất nhầy máu trong phân, và người mệt mỏi, có sốt
Bệnh tiến triển giai đoạn nặng hơn: Đi ngoài tới 6 lần/ngày gây ra tình trạng hậu môn đau rát, mất máu và sắt, tim đập nhanh hơn, huyết áp hạ, sốt cao, cơ thể suy nhược và rơi vào trạng thái mệt mỏi. Bệnh nhân cũng có thể phải đối mặt với tình trạng bị chảy máu ồ ạt và phình giãn đại tràng do nhiễm độc dẫn tới mất mạng.
Tình trạng này nếu kéo dài khiến người bệnh bị mất nước, khô môi, cơ thể xanh xao. Biến chứng của đại tràng xuất huyết có thể dẫn tới thủng đại tràng và ung thư đại tràng. Để nhận biết bệnh thì các dấu hiệu phổ biến thường gặp nhất là:
Biểu hiện tiêu hóa
- Bị đau quặn bụng từng cơn, dọc theo phần khung đại tràng
Đau quặn bụng là triệu chứng của đại tràng xuất huyết
- Đi ngoài thường bị tiêu chảy, táo bón xen lẫn với nhau
- Thói quen đi đại tiện bị thay đổi
- Hội chứng lỵ: Có cảm giác muốn đi cầu ngay lập tức, phân có chất nhầy máu kèm theo đó là sốt và sụt cân
- Xuất huyết tiêu hóa dưới: Đi cầu phân đen hoặc phân kèm máu
Triệu chứng ngoài đường tiêu hóa
- Khớp: Viêm quanh khớp và viêm cột sống dính khớp
- Da: màu hồng ban nút
- Mắt: Bị viêm kết mạc, mống mắt
- Gan mật: Viêm xơ đường mật, viêm gan tự miễn
- Thận: Sỏi thận, viêm đài bể thận
- Thiếu B12: viêm lưỡi do thiếu B12 (thường gặp với những người mắc bệnh Crohn)
Điều trị viêm đại tràng xuất huyết
Viêm đại tràng xuất huyết cần được điều trị sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị bệnh phụ thuộc nhiều yếu tố như mức độ của bệnh và sức khỏe của bệnh nhân. Điều trị cần chia ra làm điều trị nội khoa và ngoại khoa.
Điều trị nội khoa
Bác sĩ chuyên môn sẽ liệt kê các loại thuốc có tác dụng giúp làm giảm các tổn thương của viêm đại tràng. Với tình trạng đi ngoài ra máu và tụt huyết áp liên tục thì cần kết hợp thêm truyền máu cho bệnh nhân
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng thường chỉ được sử dụng với các trường hợp biến chứng nặng hoặc bệnh đã chuyển sang ung thư hóa.
Điều trị viêm đại tràng xuất huyết
Bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Bạn nên ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa. Đồng thời, tránh các chất kích thích tới niêm mạc đại tràng như giảm mỡ, giảm béo và hạn chế rau sống.
Với các trường hợp bị thiếu hụt men lactase thì không nên dùng sữa. Trong đợt tiến triển khẩu phần ăn thì cần hạn chế chất xơ nếu bệnh nhân không ăn được và phải truyền dịch.
Phòng tránh viêm đại tràng xuất huyết như thế nào?
Để phòng tránh bệnh một cách tốt nhất thì bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ.
- Chế biến thức ăn kỹ và ăn chín uống sôi
- Thực hiện tập thể dục thể thao hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe
- Không ăn các thức ăn chứa gia vị cay, nóng, chua và mặn
- Bổ sung rau, hoa quả vào các bữa ăn hàng ngày
- Không uống bia rượu, thuốc lá và sử dụng các chất kích thích
Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh viêm đại tràng xuất huyết, hy vọng nó đã cung cấp những thông tin bổ ích cho độc giả. Khi gặp những triệu chứng nghi là bệnh, bạn cần ngay lập tức tới các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!